Thứ 7, Ngày 27 / 04 / 2024
Trang chủ Giới thiệu Tin cổ đông Thành tích năm 2012 Liên hệ
  English
 Giới thiệu chung
Giới thiệu intimex
Các đơn vị trực thuộc
Các công ty con & liên kết
Hệ thống siêu thị Intimex
 Thành tích đạt được
Huân chương lao động hạng hai
Huân chương lao động hạng ba
Thương Hiệu Uy Tín 2012
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt
Dịch Vụ Được Hài Lòng Nhất 2013
Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
Chứng nhận Top 100 thương hiệu mạnh về xuất nhập khẩu
Chứng nhận dịch vụ Siêu thị được người tiêu dùng bình chọn
Bằng khen hưởng ứng vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Chứng nhận "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích"
  Xem toàn bộ  
Tin tức  >>  Tin kinh tế
CPI tháng 8 có thể cao gấp nhiều lần tháng 7
Ngày đăng: 02/08/2013
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 đang đứng trước nhiều áp lực tăng mạnh do việc điều chỉnh dồn dập giá cả các mặt hàng thiết yếu.
 

Từ ngày 1-8 giá bán điện bình quân sẽ là 1.508,85 đồng/kWh, tăng 71,85 đồng/kWh, tương đương tăng 5% so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.437 đồng/kWh).

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội khẳng định: Việc tăng giá điện chắc chắn sẽ làm giá cả các mặt hàng tăng trong thời gian tới. Điện tăng, xăng tăng thì dù doanh nghiệp không muốn tăng giá cũng phải tăng. Tuy nhiên sức mua đang chậm, nên các nhà cung ứng nếu tăng giá cũng chỉ tăng có mức độ thôi.

Song vị chuyên gia của Hội Siêu thị Hà Nội cũng lo ngại có "biến tướng" của việc tăng giá như nhà cung cấp vẫn sẽ giữ nguyên giá bán nhưng giảm trọng lượng của hàng hóa.

Báo cáo của bộ phận nghiên cứu Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) chiều ngày 31-7 nhận định: Hiện giá xăng thế giới cao hơn so với giá xăng bán lẻ trong nước khoảng 500 đồng/lít, có nghĩa là giá trong nước cần tăng khoảng 2% để các công ty kinh doanh xăng dầu không bị thua lỗ. Theo đó CPI tháng 8 sẽ tăng khoảng 0,15%.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá điện tăng thêm 5% sẽ trực tiếp khiến giá hàng tiêu dùng tăng 0,2% trong tháng 8 và 0,2% nữa trong tháng 9.

Theo một đại diện của Tổng cục Thống kê, việc giá điện tăng 5% có thể tác động vòng 1 lên CPI chung khoảng 0,25%.

"CPI trong tháng 8 có thể tăng lên tới 1-1,5%, gấp hơn 5 lần CPI của tháng 7 (CPI tháng 7 tăng 0,27% so với tháng 6-PV)" - ông Phú đưa ra nhận định.

Cùng chung quan điểm này, nhóm nghiên cứu của Công ty chứng khoán Bản Việt dự báo: Trước đây, chúng tôi dự báo CPI tháng 8 sẽ tăng khoảng 1% do giá dịch vụ y tế tại Hà Nội được điều chỉnh và mùa năm học mới đến gần. Tuy nhiên, với việc giá xăng và giá điện tăng, lạm phát có thể tăng mạnh hơn nữa, có thể ở mức 1,4%-1,5% trong tháng 8 và đe dọa mục tiêu 7% của Chính phủ.

"CPI tăng mạnh có thể khiến Chính phủ làm chậm lại việc nới lỏng chính sách nhằm kiểm soát lạm phát" - báo cáo của Công ty chứng khoán Bản Việt nhận định.

Trước đó, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đức Thắng, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho rằng: Ngày 17-7, xăng dầu tăng giá, dự báo đợt tăng giá xăng dầu này sẽ góp thêm 0,1-0,15% vào CPI tháng 8. Ngoài ra, trong tháng 8, có một số yếu tố khác góp phần vào việc tăng chỉ số giá như việc thành phố Hà Nội tăng lệ phí y tế. Đây là thành phố lớn nên việc tăng chi phí dịch vụ y tế sẽ khiến chỉ số giá tăng.

Tuy nhiên ông Thắng cũng khẳng định rằng: Mục tiêu kiểm soát lạm phát Quốc hội đề ra là dưới 7% chắc chắn sẽ đạt được.

Trong báo cáo đánh giá tình hình kinh tế tháng 7 và 7 tháng đầu năm, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng: Xét trên nền tảng kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát tốt và còn dư địa nhất định cho việc tiếp tục điều chỉnh giá (giá điện, than, dịch vụ công) theo nguyên tắc thị trường và áp dụng tỷ giá linh hoạt.

Tuy nhiên, khung thời gian từ nay cho đến cuối năm không còn nhiều nên cần phải có lộ trình điều chỉnh cụ thể, liều lượng thích hợp và thời điểm cũng cần phải tính toán hợp lý để tránh dồn dập, gây ảnh hưởng tâm lý cho thị trường.

 

Theo báo cáo của Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương), trong tháng 8, thị trường hàng hóa sẽ chịu tác động của các yếu tố như thời tiết do đang trong mùa mưa bão sẽ ảnh hưởng đến giá các mặt hàng thực phẩm, tỷ giá tăng, giá nhiên liệu trên thị trường thế giới cao hơn, chuẩn bị vào mùa khai giảng. Đặc biệt đợt tăng giá xăng dầu từ 420-470 đồng/lít ngày 17-7 sẽ đóng góp vào mức tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 so với tháng 7 là khoảng 0,1- 0,15%.

 Do cung cầu trên thị trường không có nhiều đột biến, một số mặt hàng tiếp tục trong xu hướng ổn định như lương thực, phân bón, đường. Tuy nhiên, từ ngày 1-8, Hà Nội có sự điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh, Tổ điều hành dự báo, CPI tháng 8 có thể tăng gấp đôi so với dự kiến, khoảng 0,6- 0,7%. Tuy nhiên, nếu tháng 8, Hà Nội chưa áp dụng việc tăng giá viện phí thì CPI chỉ dao động quanh mức 0,3- 0,4% nếu Hà Nội chưa áp dụng sự điều chỉnh viện phí.

 
Print   Back
Tin cùng loại
 
Giá cả trong tháng 8 sẽ tương đối ổn định (14/08/2013)
Hà Nội kiểm tra 11 doanh nghiệp tham gia bình ổn giá (14/08/2013)
Bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát cuối năm (12/08/2013)
Giá cả bắt đầu tăng theo xăng, điện (08/08/2013)
Nguy cơ lạm phát cao trở lại (05/08/2013)
Nói và làm: Giá lạnh lùng, dân lạnh gáy (05/08/2013)
CPI tháng 7 tiếp tục tăng (31/07/2013)
Giá thực phẩm bình ổn giảm, giá bán chợ lẻ tăng (31/07/2013)
Siêu thị nấn ná rồi cũng tăng giá theo xăng (31/07/2013)
Thực phẩm trong siêu thị rục rịch tăng giá (31/07/2013)
 


 Siêu thị Intimex
Hà Nội
Hưng Yên
Hải Dương
Hải Phòng
Nghệ An
Đà Nẵng
Website Tao Aomori
Địa chỉ công ty
 Văn bản pháp quy
 Tỷ giá
  
Cập nhật ng y: 27/04/2024
 Hỗ trợ trực tuyến
    Phòng CNTT
   
   
  04.39412571
 Thông báo
  +   Lịch họp
 Tuyển dụng
  +   Tin tuyển dụng
  +   Nộp hồ sơ ứng tuyển
 Tin tra cứu
 Tìm kiếm
 
  Tin tức
  Sản phẩm
 
 Thống kê truy cập
  Online: 39
  Visited: 34314871
 
Trang chủ Giới thiệu Tin tức - sự kiện | Liên hệ | Webmail
 

CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM
96 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện Thoại: 04 3 9423529 Fax: 04 3 9424250
E-mail: intimex@hn.vnn.vn
Website: http://www.intimexco.com