Thứ 6, Ngày 22 / 11 / 2024
Trang chủ Giới thiệu Tin cổ đông Liên hệ
  English
 Giới thiệu chung
Giới thiệu intimex
Các đơn vị trực thuộc
Các công ty con & liên kết
Hệ thống siêu thị Intimex
 Thành tích đạt được
Huân chương lao động hạng hai
Huân chương lao động hạng ba
Thương Hiệu Uy Tín 2012
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt
Dịch Vụ Được Hài Lòng Nhất 2013
Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
Chứng nhận Top 100 thương hiệu mạnh về xuất nhập khẩu
Chứng nhận dịch vụ Siêu thị được người tiêu dùng bình chọn
Bằng khen hưởng ứng vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Chứng nhận "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích"
  Xem toàn bộ  
Tin tức  >>  Tin kinh tế
Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
Ngày đăng: 19/08/2013
Thay vì dỡ bỏ trần lãi suất để tận dụng cơ hội như nhìn nhận cách nay một quý, kết thúc bán niên đầu năm 2013, NHNN chính thức hạ lãi suất chủ chốt thêm một lần nữa và điều chỉnh tỉ giá ngoại tệ với cặp VND/USD.
 
Diễn biến các đợt hạ lãi suất huy động từ 13/3/2012 đến 27/6/2013
 
Diễn biến tỉ giá USD/VND từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2013

 

Động thái này có ý nghĩa thế nào với DN, thị trường và nền kinh tế?

Hạ lãi suất, vẫn là ai lợi?

Ở góc độ DN, việc NHNN hạ lãi suất huy động thêm một lần nữa, đặc biệt lãi suất trần huy động từ mức 7,5% xuống trần 7%, không có nhiều ý nghĩa trực tiếp. Vì việc hạ lãi suất 0,5% lần này sẽ không giúp giá vốn cho DN đi vay sẽ rẻ hơn.

TS Trần Du Lịch - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM chia sẻ với DĐDN: Trong tình hình hiện nay, lãi suất huy động ở mức 7-7,5%, lãi suất cho vay DN ở mức9-10% là hoàn toàn hợp lý. Mà lưu ý đây chỉ là mức lãi vay dành cho DN tốt. DN xấu, muốn vay và chịu lãi đến 14%/ năm, cũng không có nhiều NH dám cho vay.

Tổng giám đốc SeaBank ông Đặng Bảo Khánh cũng cho rằng: Sẽ không có gì là ngạc nhiên nếu đến cuối năm 2013, thị trường được chứng kiến có nhiều NH hoạt động kinh doanh thua lỗ nữa. Vì mức chênh lệch 3% hiện nay, đối với NH khi hạch toán đầy đủ, cũng có thể khiến các NH thua lỗ rồi.

Theo NHNN chi nhánh Hà Nội, tính đến hết tháng 5 năm 2013, hệ thống đã huy động được 927.576 tỉ đồng, tăng 3,42% so với cuối năm 2012, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 9,07% chiếm 27,55% trong tổng nguồn vốn huy động toàn ngành. Với tỉ trọng tiền gửi tiết kiệm chiếm 27,55%, tương đương khoảng 255.547 tỉ đồng, hệ thống tín dụng khu vực Hà Nội đang phải trả lãi khoảng 19.166 tỉ đồng, mức lãi bình quân 7,5%/ năm. Nay nếu vẫn với số tiền gửi tiết kiệm được huy động đó, mà mức lãi bình quân được “cào về” 7%, hệ thống của khu vực sẽ tiết kiệm được khoảng 2.000 tỉ đồng, tương đương tổng lãi phải trả 17.888 tỉ đồng.

Hạ lãi suất kèm tăng tỉ giá, vì sao?

Có nhiều lý do được các chuyên gia để lý giải cho động thái này của NHNN.

TS Lê Xuân Nghĩa - Tân Viện trưởng Viện Phát triển kinh doanh Hà Nội cho rằng trong thời gian vừa qua, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu rất sát. Nghệ thuật điều hành của NHNN, bơm tiền ra, hút tiền về đều xoay quanh mục tiêu này. Lạm phát vẫn ổn song cũng phải thấy rằng dù chúng ta đã bơm ra mấy nghìn tỉ nhưng tổng cầu vẫn rất yếu. Do đó, hạ lãi suất có thể xem là một động thái nỗ lực hơn nữa để tăng sức cầu nội địa, giảm vốn giá rẻ thêm lần chót và giúp “người bệnh” có thể húp được cháo, qua cơn bệnh.

Câu hỏi đặt ra vẫn là vì sao hạ các lãi suất chủ chốt lại đi kèm cùng lúc tăng tỉ giá? TS Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương nhận định với DĐDN: Việc giảm giáđồng VN cuối tháng 6 vừa qua nằm trong lộ trình mà NHNN đã công bố, rằng năm nay không phá giá quá 2-3%. Thực tế ta đang có đủ nguồn lực, tiềm lực để giữ được tỉ giá ở mức này, tránh cho nền kinh tế xáo trộn (xét trên dự trữ ngoại hối quốc gia-PV). Bên cạnh đó, việc phá giá tiền đồng, tăng sức mạnh thêm cho USD là một trong những yếu tố khiến NHNN phải giảm lãi suất, để trợ sức khối kinh doanh. Lãi suất, cả huy động lẫn cho vay đều giảm, trong khi nếu USD phá giá mà không có điều chỉnh tương ứng, thì sẽ lệch pha. Vì thế lãi suất ngoại tệ và cả tỉ giá được neo vào USD cũng phải giảm và DN xuất khẩu sẽ được hưởng lợi kép, từ lãi vay USD thấp lẫn việc nguồn thu từ USD tăng.

Nhìn ở một khía cạnh khác, chuyên gia NH cao cấp Lê Trọng Nhi cho rằng cần đặt động thái hạ lãi suất và điều chỉnh tỉ giá của NHNN hôm 27/6 vào trong bối cảnh các NHTM đang đến hạn tất toán vàng. Đây phải chăng là một phản ứng tức thời của NHNN trước bài toán vàng mà hệ quả từ việc cho các NH huy động vàng từ những năm trước đây, nay bắt buộc phải tất toán, để lại?Khi các NHTM đến kỳ tất toán vàng, đối với nguồn vàng huy động của dân cũng như trạng thái vàng tài khoản trước NHNN, sẽ có nhiều người dân rút vàng. Các NH sẽ mất một khoản tín dụng huy động lớn và nếu không có can thiệp tỉ giá, thị trường ngoại hối sẽ có thể biến động. “Chính vì vậy mà thời gian điều chỉnh tỉ giá tham chiếu của NHNN đã diễn ra vào sát thời hạn chót cho việc tất toán trạng thái vàng của các ngân hàng. Những điều này nhiều khả năng giúp ổn định thị trường ngoại hối, ít nhất là trong ngắn hạn. Cùng với đó, thanh khoản của các NH đã tạm thời ổn (Xin lưu ý chữ “tạm thời” – chuyên gia). Cái khó nhất của các NH lúc này là làm thế nào để cho vay ra nguồn vốn đó. Hạ lãi suất đi kèm sẽ góp phần đẩy tín dụng đến nhanh hơn với nền kinh tế”, ông Nhi nói.

6 tháng cuối năm, lãi suất và tỉ giá ra sao?

Có ba yếu tố để có thể nhìn về đường đi của lãi suất và tỉ giá 6 tháng cuối năm 2013:

Thứ nhất, theo mục tiêu của người đứng đầu hệ thống ngân hàng, lãi suất được điều hành linh hoạt theo lạm phát mục tiêu. Do đó, NHNN khó có khả năng hạ thêm lãi suất chủ chốt trong 6 tháng cuối năm và đây đã là mức hạ lãi suất… kịch kim, khi chỉ số giá tiêu dùng đo lường lạm phát dự báo sẽ ở mức 6,5-7%.

Thứ hai, hiện nay, nền kinh tế vẫn đang gặp khó khăn và điều đó thể hiện ở khối DN giải thể, phá sản cũng như sức mua giảm trong nền kinh tế. Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại VN trong tháng 6/2013 của HSBC VN vừa lưu ý 3 điểm đáng quan ngại đối với nền kinh tế, bao gồm: Chỉ số PMI rơi xuống mức thấp của 11 tháng; Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm với tốc độ nhanh thứ nhì trong lịch sử khảo sát; Nguồn nhu cầu chính của thị trường trong nước suy yếu. Theo đó, HSBC nhận định ngành sản xuất VN tiếp tục suy giảm mạnh. Điều này có dẫn đến một chính sách “hỗ trợ tăng trưởng mới” với nỗ lực cải thiện nguồn vốn giá rẻ, rẻ hơn được nữa hay không? Câu trả lời là không, với ngoại trừ: Nợ xấu của hệ thống NH được cải thiện về dưới 3% theo chuẩn mực quốc tế (một kịch bản khó hiện thực trong năm 2013); và NHNN sẽ kiểm soát được các nguy cơ bùng phát cuộc đua lãi suất đảm bảo thanh khoản của một số NHTM khi tín dụng tăng (điều rất khó hạn chế khi hệ thống vẫn chỉ đang trong giai đoạn tái cơ cấu). Lãi suất, vì vậy, đã về mức đáy.

Thứ ba, nói riêng về tỉ giá, nhiều yếu tố đang khiến khả năng phá giá đồng nội tệ so với USD, khó xảy ra trong biên độ rộng: Trên thế giới, đồng USD đang mạnh lên; Nợ công VN đang ở khoảng 55% GDP và chủ yếu là nợ gốc + lãi được trả bằng USD, do đó Chính phủ sẽ không lựa chọn tăng tỉ giá mạnh khiến tăng gánh nợ công; Nợ của nhiều tập đoàn, DNNN cũng đang neo vào USD và khối này sẽ khó “cựa” nếu sức ép đòn bẩy tài chính từ nguồn vốn vay mượn nước ngoài trở nên khó kiểm soát.

Có thể nói sau những tháng ngày dông bão và bị ám bởi bong bóng tài sản, bóng ma lạm phát, nhiều DN chưa tin vào mức độ “neo” lãi suất và biến động tỷ giá của NHNN, nếu nhìn trong dài hạn. Hay nói khác, dù NHNN đã nỗ lực điều chỉnh các lãi suất điều hành trong suốt hơn 1 năm qua để vốn giá rẻ về gần hơn với khả năng tiếp cận của DN, song niềm tin của DN vào triển vọng của nền kinh tế và theo đó sống dậy “tham vọng” đầu tư thay vì co mình như hiện tại, vẫn chưa được thổi bùng lên. Nỗ lực hạ lãi suất và điều chỉnh tỷ giá tại thời điểm hiện nay, nằm trong chuỗi nỗ lực của các nhà hữu trách, và rất cần thiết, để nhóm thêm lửa sưởi ấm niềm tin đó.

ThS Nguyễn Lê Ngọc Hoàn - ĐH Mở TP HCM:

Nhìn trong ngắn hạn, giảm lãi suất chủ chốt 0,5% không nhiều ý nghĩa. Nhưng nhìn trong một lộ trình dài, thì điều đó đang có tác động thấm dần tới nền kinh tế. Cụ thể từ năm 2012 tới nay, lãi vay từ mức 16-17% nay đã giảm xuống 9-10%, tức lãi vay cũng đã giảm được khoảng 40%. Theo một thống kê của VCCI, chi phí lãi vay chiếm 24% giá vốn hàng bán của DN. Nay, khi lãi vay giảm 40% thì giá vốn hàng bán của DN cũng sẽ khoảng được tương ứng 10%. Như vậy, dư địa giảm giá hàng để bán, đẩy tồn kho, cắt lỗ của DN sẽ tăng. Tôi cho rằng DN nên tận dụng cơ hội này, đẩy tồn kho, chấp nhận lỗ để bước vào chu kỳ kinh doanh mới, thay vì giữ tâm lý “có lãi thì bán, không lãi giữ hàng”. Theo cơ chế thị trường, giá giảm đương nhiên cầu sẽ tăng. Không lý gì DN không bán được hàng nếu chấp nhận giảm giá bán.

 
Print   Back
Tin cùng loại
 
Nhiều doanh nghiệp lúng túng trên các kênh phân phối (30/08/2013)
CPI tháng 8 tăng đột biến: Kinh tế vĩ mô vẫn bất ổn (26/08/2013)
Dịch vụ y tế đẩy CPI cả nước tăng cao (26/08/2013)
Năm gợi ý kinh doanh khôn ngoan (21/08/2013)
Giảm thuế cho nhiều loại hình DN (21/08/2013)
Bắt đầu thiết lập mặt bằng giá mới (21/08/2013)
Quan ngại lãi suất trung hạn (21/08/2013)
Kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô (21/08/2013)
Tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ chịu mức thuế 1,15-7,88% (14/08/2013)
Giá cả trong tháng 8 sẽ tương đối ổn định (14/08/2013)
 


 Siêu thị Intimex
Hà Nội
Hưng Yên
Hải Dương
Hải Phòng
Nghệ An
Đà Nẵng
Website Tao Aomori
Địa chỉ công ty
 Văn bản pháp quy
 Tỷ giá
  
Cập nhật ng y: 22/11/2024
 Hỗ trợ trực tuyến
    Phòng CNTT
   
   
  04.39412571
 Thông báo
  +   Lịch họp
 Tuyển dụng
  +   Tin tuyển dụng
  +   Nộp hồ sơ ứng tuyển
 Tin tra cứu
 Tìm kiếm
 
  Tin tức
  Sản phẩm
 
 Thống kê truy cập
  Online: 217
  Visited: 37209493
 
Trang chủ Giới thiệu Tin tức - sự kiện | Liên hệ | Webmail
 

CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM
96 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện Thoại: 04 3 9423529 Fax: 04 3 9424250
E-mail: intimex@hn.vnn.vn
Website: http://www.intimexco.com