Cụ thể, lượng gạo xuất khẩu 5 tháng ước đạt 3 triệu tấn, với giá trị 1,4 tỷ USD. Giá xuất khẩu gạo bình quân đạt 470 USD/tấn. Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng mạnh, gấp 4,4 lần về lượng và gần 4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước; đưa Trung Quốc thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Riêng xuất khẩu cà phê 5 tháng đạt 860.000 tấn, kim ngạch gần 1,8 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước tăng cả về lượng (7,8%) và giá trị (3%). Hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam là Đức (chiếm 13,9%) và Hoa Kỳ (12,8%) tăng trưởng khá cả về lượng và giá trị. Thị trường Indonesia tăng trưởng đột biến, gấp 8 lần so với cùng kỳ năm 2011.
Trong các mặt hàng xuất khẩu khá thì cao su có sự tiến bộ khi tăng trưởng ở nhiều thị trường lớn như Malaysia (gấp 3 lần), Đài Loan (tăng 61%), Ấn Độ (gấp 6 lần). Tuy nhiên, do giá cao su đang xuống thấp nhất từ đầu năm đến nay nên giá trị xuất khẩu cao su lại giảm.
Cũng 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt 317.000 tấn, thu về 952 triệu USD, tăng 35,2% về lượng nhưng lại giảm 7,2% về giá trị. Giá xuất khẩu trung bình đạt 3.000 USD/tấn, giảm 1.365 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2011. Đặc biệt những mặt hàng khác như chè, tiêu, điều…vẫn giữ được thị trường tiêu thụ ổn định.
Cụ thể, sản lượng chè xuất khẩu 5 tháng đạt 49.000 tấn với kim ngạch hơn 69 triệu USD, tăng 17,2% về lượng và 14,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Tình hình tiêu thụ chè khá khả quan, với tăng trưởng ở hầu hết các thị trường lớn ngoại trừ Nga và Đức.
Có thể nói, trong khi các nhóm hàng khác gặp khó khăn do sự suy thoái chung của kinh tế toàn cầu, nhóm hàng Nông, lâm, thủy hải sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, là chỗ dựa cho nền kinh tế khi có sự gia tăng về sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu ...