Thứ 3, Ngày 29 / 04 / 2025
Trang chủ Giới thiệu Tin cổ đông Liên hệ
  English
 Giới thiệu chung
Giới thiệu intimex
Các đơn vị trực thuộc
Các công ty con & liên kết
 Thành tích đạt được
Huân chương lao động hạng hai
Huân chương lao động hạng ba
Thương Hiệu Uy Tín 2012
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt
Dịch Vụ Được Hài Lòng Nhất 2013
Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
Chứng nhận Top 100 thương hiệu mạnh về xuất nhập khẩu
Chứng nhận dịch vụ Siêu thị được người tiêu dùng bình chọn
Bằng khen hưởng ứng vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Chứng nhận "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích"
  Xem toàn bộ  
Tin tức  >>  Tin kinh tế
Cơ hội và thách thức của thị trường bán lẻ Việt Nam - “Cuộc chiến” vẫn còn ở phía trước
Ngày đăng: 18/05/2012

Cuối năm 2011 đầu 2012, dồn dập thông tin các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam khiến các nhà bán lẻ trong nước phải "nhìn lại mình” trước cuộc cạnh tranh khốc liệt tiếp tục sẽ diễn ra. Các chuyên gia kinh tế khẳng định, nếu doanh nghiệp Việt Nam không tiến hành tổ chức các hệ thống phân phối hiện đại và xây dựng chiến lược phát triển thị trường nội địa đúng đắn thì khó có thể cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.

 

Doanh nghiệp Việt chậm phát triển hệ thống bán lẻ

Với tổng mức lưu chuyển hàng hoá hiện nay tương đương 70 tỉ USD và tốc độ tăng trưởng 18-20%/năm - thị trường bán lẻ Việt Nam rất hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thời gian qua nhiều doanh nghiệp bán lẻ trong nước nhanh chóng phát triển. Đơn cử, hệ thống Coop Mart, ngoài 21 siêu thị tại thành phố đã tăng thêm 24 siêu thị trong cả nước. Mục tiêu là đến 2015 sẽ có 100 siêu thị. Như vậy mỗi năm sẽ có 10 siêu thị Coop Mart ra đời. Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Tổng giám đốc Saigon Coop Mart cho biết, hiện hệ thống bán lẻ Coop Mart đã xây dựng được hệ thống cung cấp tại hầu hết các tỉnh - thành trên cả nước, với các trung tâm phân phối lớn tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, mẫu mà đẹp là hết sức cần thiết nhưng còn phải qua phân phối thật tốt, thật hợp lý thì hàng mới tiêu thụ được. Theo Vinatex, sở dĩ hàng hóa của doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường là do đã xây dựng được hệ thống siêu thị riêng là Vinatex Mart ở 56 tỉnh thành, chưa kể hàng loạt các công ty khác cũng xây dựng được hệ thống phân phối riêng. Tổng công ty Việt Tiến có hơn 2000 cửa hàng và đại lý trên toàn quốc. Các công ty Nhà bè, May 10, Phương Đông cũng có hàng ngàn cửa hàng đại lý.

Theo định hướng của Bộ Công thương, vấn đề hàng đầu của ngành bán lẻ trong năm 2012 là hoàn thành quy hoạch và phát triển hệ thống phân phối, đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu, từng bước phát triển hệ thống phân phối hiện đại tại các thành phố, đô thị lớn, trong đó ưu tiên hàng Việt Nam. Như vậy, định hướng đối với thị trường bán lẻ năm 2012 và nhiều năm tới là phát triển bền vững, hỗ trợ hợp lý cho sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước trước sự cạnh tranh quyết liệt của các nhà bán lẻ nước ngoài trên thị trường nội địa. Mặc dù có lợi thế về "sân nhà” nhưng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn khi phát triển thị trường vì nhiều địa phương vẫn chưa thật sự ưu tiên và tạo điều kiện cho hệ thống phân phối trong nước có chỗ đứng. Đơn cử, thời gian qua Coop Mart muốn mở hệ thống bán lẻ tại Bình Dương nhưng điều này chưa thực hiện được vì Bình Dương chỉ muốn nhận Metro vào đầu tư. Bình Dương muốn thu nhận những doanh nghiệp có doanh thu cao để tăng tỷ lệ đóng góp ngân sách cho địa phương.

 Thị trường Việt đang "mở ra” với doanh nghiệp nước ngoài

Một số chuyên gia kinh tế phân tích, nhiều năm qua ở Việt Nam vẫn duy trì kênh phân phối truyền thống thông qua các đại lý, cửa hàng bán lẻ nhỏ và vừa tự phát là chính. Còn kênh phân phối hiện đại như các dạng siêu thị, kênh phân phối trực tuyến gắn liền với thương mại điện tử còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Toàn quốc chỉ có 638 siêu thị, 120 trung tâm thương mại và trên 1.000 cửa hàng tiện ích, nhiều chuyên gia cho rằng con số này chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Dự báo, từ nay đến năm 2014, doanh số bán lẻ tại Việt Nam có thể tăng 23%/năm. Như vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều cơ hội, nhất là khi người tiêu dùng đang có khuynh hướng chuyển sang mua sắm tại các siêu thị lớn và cửa hàng hiện đại.

Tuy nhiên, thị trường nội địa sẽ không tránh khỏi sự "dòm ngó” của các doanh nghiệp nước ngoài. Kể từ ngày 1-1-2009, thị trường bán lẻ Việt Nam chính thức mở cửa cho các doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài. Trước đó, rất nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam như Metro Cash & Carry, Big C... Cho tới nay, đã có trên 10 nhà phân phối lớn trên thế giới có mặt tại Việt Nam. Tất cả đều có quy mô vừa và lớn, xây dựng hiện đại, lượng hàng hoá dồi dào (từ 40-50 nghìn mặt hàng)... Với những ưu thế, các cơ sở thương mại hiện đại nước ngoài thu hút một lượng lớn khách hàng (trung bình 7.000 lượt khách/ngày, trong khi siêu thị Việt chỉ 2.000-3.000 lượt khách/ngày) và doanh thu cao. Nó tạo sức ép rất lớn đối với hệ thống bán lẻ nội địa. Hơn thế nữa, các nhà bán lẻ nước ngoài đều đã và đang rất thành công trong việc chinh phục thị trường bán lẻ nước ta. Điều đó đã tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại. Nhất là khi đã số nhà bán lẻ nội địa chỉ có quy mô nhỏ, và rất nhỏ, chỉ một số ít có khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại như Sài Gòn Co.op Mart, Phú Thái, Hapro, Sài Gòn Nguyễn Kim, Trần Anh... nhưng vẫn ở thế yếu hơn.

Nhìn nhận về "cuộc chiến” khốc liệt dành thị trường bán lẻ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, các chuyên gia cho rằng, trong năm 2012, mặc dù đầy thách thức nhưng cơ hội vẫn còn nhiều. Để vượt qua khó khăn này và tiếp tục cạnh tranh, doanh nghiệp phải có chiến lược giá và khuyến mãi hợp lý. Theo đó, sẽ tập trung những mặt hàng sẽ được tiêu thụ mạnh để khuyến mãi, giảm giá cũng như tăng cường làm ra những sản phẩm có nhãn hàng riêng (có giá rẻ hơn sản phẩm cùng loại). Đồng thời, khi mở rộng thị trường doanh nghiệp nội cũng cần chú ý tìm đến các khu vực còn ít cạnh tranh hoặc có mô hình cửa hàng nhỏ hơn. Đặc biệt, phải nắm bắt nhu cầu của khách hàng, thu hút người mua bằng việc trưng bày và trang trí cũng như đưa ra các giải pháp dịch vụ tiện lợi cho người mua sắm.

 

 
Print   Back
Tin cùng loại
 
Nhiều doanh nghiệp lúng túng trên các kênh phân phối (30/08/2013)
CPI tháng 8 tăng đột biến: Kinh tế vĩ mô vẫn bất ổn (26/08/2013)
Dịch vụ y tế đẩy CPI cả nước tăng cao (26/08/2013)
Năm gợi ý kinh doanh khôn ngoan (21/08/2013)
Giảm thuế cho nhiều loại hình DN (21/08/2013)
Bắt đầu thiết lập mặt bằng giá mới (21/08/2013)
Quan ngại lãi suất trung hạn (21/08/2013)
Kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô (21/08/2013)
Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất (19/08/2013)
Tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ chịu mức thuế 1,15-7,88% (14/08/2013)
 


 Siêu thị Intimex
Hà Nội
Hưng Yên
Hải Dương
Hải Phòng
Nghệ An
Đà Nẵng
Website Tao Aomori
Địa chỉ công ty
 Văn bản pháp quy
 Tỷ giá
  
Cập nhật ng y: 29/04/2025
 Hỗ trợ trực tuyến
    Phòng CNTT
   
   
  04.39412571
 Thông báo
  +   Lịch họp
 Tuyển dụng
  +   Tin tuyển dụng
  +   Nộp hồ sơ ứng tuyển
 Tin tra cứu
 Tìm kiếm
 
  Tin tức
  Sản phẩm
 
 Thống kê truy cập
  Online: 66
  Visited: 39430532
 
Trang chủ Giới thiệu Tin tức - sự kiện | Liên hệ | Webmail
 

CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM
96 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện Thoại: 04 3 9423529 Fax: 04 3 9424250
E-mail: intimex@hn.vnn.vn
Website: http://www.intimexco.com