Thứ 4, Ngày 30 / 04 / 2025
Trang chủ Giới thiệu Tin cổ đông Liên hệ
  English
 Giới thiệu chung
Giới thiệu intimex
Các đơn vị trực thuộc
Các công ty con & liên kết
 Thành tích đạt được
Huân chương lao động hạng hai
Huân chương lao động hạng ba
Thương Hiệu Uy Tín 2012
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt
Dịch Vụ Được Hài Lòng Nhất 2013
Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
Chứng nhận Top 100 thương hiệu mạnh về xuất nhập khẩu
Chứng nhận dịch vụ Siêu thị được người tiêu dùng bình chọn
Bằng khen hưởng ứng vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Chứng nhận "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích"
  Xem toàn bộ  
Tin tức  >>  Tin kinh tế
Trách nhiệm nhà bán lẻ với người tiêu dùng
Ngày đăng: 10/05/2012

Nếu nhiều doanh nghiệp, nhà phân phối bán lẻ Việt Nam đang phải vật lộn giữa việc tồn tại - duy trì -phát triển - giải thể... thì người tiêu dùng cũng không tránh khỏi khó khăn trong cơn "bão giá". Hơn lúc nào hết, quyền lợi người tiêu dùng càng có nguy cơ bị xâm phạm và cần được quan tâm và sẻ chia hơn nữa từ phía các nhà bán lẻ.

 

Trong giai đoạn trước "đổi mới", hầu như quyền lợi của người tiêu dùng nói chung và bộ máy bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nói riêng chưa được chú ý một cách thích đáng, kể cả từ góc độ người sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã chuyển mạnh từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó, vai trò của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao.

Công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở thời kỳ này có thể nói đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt sau khi Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng có hiệu lực. Tuy nhiên, công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nói chung và hoạt động của bộ máy bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng còn bộc lộ nhiều điểm yếu, còn nhiều bất cập.

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng cao, đạt được những thành quả nhất định và có bước tiến đáng khích lệ. Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế đã tạo điều kiện cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống và có thể nói người dân đã được hưởng lợi từ đây, nhưng cùng với đó, quyền lợi người tiêu dùng càng có nhiều nguy cơ bị xâm phạm hơn bởi không ít các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chạy theo tăng trưởng, lợi ích tài chính trong ngắn hạn đã không quan tâm đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Thậm chí, có những doanh nghiệp còn gây ra tổn thất với NTD bằng những sản phẩm khiếm khuyết và sự cạnh tranh không lành mạnh.

Theo TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, bảo vệ người tiêu dùng không chỉ là trách nhiệm của nhà sản xuất mà  các nhà bán lẻ cũng phải có trách nhiệm tham gia bảo vệ người tiêu dùng. Cụ thể, nhà bán lẻ phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, trách nhiệm liên quan hợp đồng, bảo hành, thu hồi và bồi thường thiệt hại...

Thực tế, doanh nghiệp phân phối và bán lẻ đã giúp hình thành ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam với đóng góp ngày càng lớn, đóng góp từ 13,32% GDP (2005) lên 14,43% năm 2010. Khi hệ thống bán lẻ hàng hóa trở nên văn minh, hiện đại thì không chỉ các nhà sản xuất/nhập khẩu mà cả người tiêu dùng cũng được hưởng nhiều lợi ích.

Thực tế, vận doanh với chuỗi các mạng lưới cửa hàng ở khắp nơi đã mở ra kênh phân phối rộng khắp cho các nhà sản xuất/nhập khẩu và yêu cầu cao về chất lượng, lớn về số lượng, đa dạng về mẫu mã...Các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại sẽ kích thích các nhà sản xuất luôn phải đầu tư cải tiến chất lượng, kiểu dáng để nâng cao cạnh tranh.

Hơn nữa, với chiến lược "bình dân hóa, nội địa hóa và đa dạng hóa", nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng bán lẻ hiện đại đã ngày càng thu hút nhiều đối tượng người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, sự phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại thời gian qua đã góp phần hạn chế sự phát triển của chợ cóc, chợ tạm, bán hàng rong... và với những quy định trong hoạt động tạo nguồn & bán hàng, tổ chức bán lẻ hiện đại đã góp phần tích cực trong việc thực thi các quy định pháp luật về chống hàng nhập lậu, kinh doanh hàng giả,đặc biệt là về quản lý chất lượng - vệ sinh an toàn thực phẩm, tham gia bình ổn giá... Việt Nam đã gia nhập WTO, muốn hay không vẫn phải tham gia hệ thống bán lẻ hiện đại, chứ không thể "bám trụ" truyền thống.

Mặc dù vậy, theo đánh giá của bà Nguyễn Quỳnh Chi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ với tiêu dùng, số lượng và mật độ cơ sở các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại ở Việt Nam so với các nước còn thấp. Thực tế là người tiêu dùng ở Việt Nam, nhất là ở vùng nông thôn và đô thị nhỏ chưa có nhiều cơ hội & điều kiện tiếp cận hàng hóa với chất lượng tốt, giá rẻ.

Mặt khác, cách định giá bán ở nhiều cơ sở bán lẻ hiện đại chưa linh hoạt theo sự biến động của thị trường, thậm chí có không ít trường hợp các trung tâm thương mại bán hàng giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng...

Thiết nghĩ, để phù hợp theo từng phân khúc thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam, cần đặt ra câu hỏi: trong khi Việt Nam còn nghèo, nên chăng áp dụng kết hợp các loại hình bán lẻ hiện đại như siêu thị tổng hợp, cửa hàng giá rẻ, cửa hàng tiện lợi và trung tâm mua sắm...?

Dưới góc độ doanh nghiệp bán lẻ, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty cổ phần thương mại Hà Nội (HAPRO) cũng cho rằng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng chính là bảo vệ thương hiệu của chính doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện tốt trách nhiệm với người tiêu dùng thì thương hiệu được xây dựng nhiều năm sẽ "tan tành", thậm chí triệt tiêu cả sản xuất bởi hiện nay người tiêu dùng được bảo vệ ở mức cao. Kinh nghiệm từ những nền kinh tế phát triển trên thế giới đều cho thấy việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tốt không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà còn mang lại lợi ích thiết thực góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, một thực tế là ở Việt Nam, số vụ vi phạm Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của doanh nghiệp ngày càng có chiều hướng gia tăng. Sở dĩ như vậy là vì bên cạnh việc chưa nhận thức rõ trách nhiệm phải tuân thủ Luật, việc thực thi cũng là thách thức không nhỏ do các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, vốn ít và việc không thực thi Luật sẽ giúp giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh ban đầu...

 
Print   Back
Tin cùng loại
 
Nhiều doanh nghiệp lúng túng trên các kênh phân phối (30/08/2013)
CPI tháng 8 tăng đột biến: Kinh tế vĩ mô vẫn bất ổn (26/08/2013)
Dịch vụ y tế đẩy CPI cả nước tăng cao (26/08/2013)
Năm gợi ý kinh doanh khôn ngoan (21/08/2013)
Giảm thuế cho nhiều loại hình DN (21/08/2013)
Bắt đầu thiết lập mặt bằng giá mới (21/08/2013)
Quan ngại lãi suất trung hạn (21/08/2013)
Kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô (21/08/2013)
Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất (19/08/2013)
Tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ chịu mức thuế 1,15-7,88% (14/08/2013)
 


 Siêu thị Intimex
Hà Nội
Hưng Yên
Hải Dương
Hải Phòng
Nghệ An
Đà Nẵng
Website Tao Aomori
Địa chỉ công ty
 Văn bản pháp quy
 Tỷ giá
  
Cập nhật ng y: 30/04/2025
 Hỗ trợ trực tuyến
    Phòng CNTT
   
   
  04.39412571
 Thông báo
  +   Lịch họp
 Tuyển dụng
  +   Tin tuyển dụng
  +   Nộp hồ sơ ứng tuyển
 Tin tra cứu
 Tìm kiếm
 
  Tin tức
  Sản phẩm
 
 Thống kê truy cập
  Online: 48
  Visited: 39435502
 
Trang chủ Giới thiệu Tin tức - sự kiện | Liên hệ | Webmail
 

CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM
96 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện Thoại: 04 3 9423529 Fax: 04 3 9424250
E-mail: intimex@hn.vnn.vn
Website: http://www.intimexco.com