Mặc dù vậy, ngành bán lẻ vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Đó là sức ép cạnh tranh gia tăng khi Việt Nam từng bước mở cửa thị trường cho DN nước ngoài, những biến động của thế giới tác động nhanh hơn và mạnh hơn. Nhiều DN cho rằng, chính sách phân cấp đầu tư ong thu hút vốn đầu tư nước ngoài và quy hoạch ngành kém là nguyên nhân khiến các DN bán lẻ Việt Nam yếu thế trước đối thủ nước ngoài.
theo ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon CooMart, với cơ chế chính sách các DN bán lẻ trong nước chưa được quan tâm nhiều đều tự thân vận động. DN thiếu kinh nghiệm phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, ngược lại các DN nước ngoài lại có thế mạnh trong khâu phân phối. Vì sao chưa hình thành được các trung tâm lớn? Điều này do nội lực các DN không đủ làm nhiều các loại hình bán lẻ cùng một lúc. Vấn đề đặt ra là DN phải tự cứu mình. DN thuận lợi hơn trong việc phát triển các siêu thị quy mô nhỏ và vừa vì vậy nên hương đầu tư vào mô hình này. Ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT TCT Thương mại Hà Nội (Hapro) cho rằng không nên đặt ra vấn đề nước ngoài làm được và ta không làm được. DN nước ngoài có lợi thế rát cao so với DN trong nước. "Xu hướng mở cửa thị trường là tất yếu. Vì thế, DN Việt Nam cần lựa sức mình, phát triển lợi thế cạnh tranh. Chúng ta không nên đối đầu trực diện với nước ngoài mà tập trung phát triển hệ thống phân phối có quy mô nhỏ và vừa, bám theo địa bàn dân cư. Nhà nước ưu tiên cho DN Việt Nam phát triển quy mô lan tỏa, khi đủ lực làm các đại siêu thị thì có thể làm", ông Thắng kiến nghị. Bà Vũ Thị Hậu, Phó Giám đốc Công ty Nhất Nam tỏ ra lo lắng, bản thân các DN trong nước khi muốn triển khai phân phối, bán lẻ ở các tỉnh gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với đất dai, mặt bằng.
Để tháo gỡ những khó khăn của DN, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, Bộ sẽ giao cho các vụ chức năng xây dựng văn bản pháp luật và chính sách phát triển hệ thống phân phối và bán lẻ; nghiên cứu chính sách, văn bản cho phép DN liên doanh với nước ngoài trong điều kiện DN Việt Nam nắm giữ 51% số vốn điều lệ trở lên; nghiên cứu về chính sách phát triển hệ thống logistic. Về mặt bằng và cơ sở hạ tầng, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, thông qua hình thức thuê, mướn, trả dần tiền thuê,...tạo điều kiện thuận lợi cho DN phân phối trong nước tiếp cần các mặt bằng kinh doanh có vị trí thuận lợi, quy mô phù hợp với từng loại hình phân phối hàng hóa khác nhau. Ưu tiên các địa điểm được quy hoạch để phát triển thương mại dịch vụ cho các DN trong lĩnh vực này khai thác, sử dụng, tránh tình trạng các đơn vị không đúng chức năng lại được khai thác dẫn đến giá cả mặt bằng kinh doanh quá cao. Hỗ trợ, ưu đãi về tiền thuê mặt bằng, tạo điều kiện giải quyết nhanh về các thủ tục liên quan đến công trình. Có chính sách khuyến khích các DN phân phối vốn trong nước liên doanh với các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới lập cơ sở bán lẻ ở Việt Nam để qua đó học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu trình độ quản lý và công nghệ tiên tiến.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc hoàn thiện chính sách, luật pháp về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối. Trước mắt cần khẩn trương nghiên cứu và cụ thể hóa ENT (kiểm tra nhu cầu kinh tế) để tránh tình trạng thiếu minh bạch, thiếu nhất quán giữa trung ương và địa phương cũng như giữa các địa phương với nhau về các quyết định có liên quan đến cấp phép hoạt động phân phối của DN có vốn đầu tư nước ngoài. Rà soạt và quy định rõ tỷ lệ, mức góp vốn, loại hình đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp (mua cổ phần), nhượng quyền thương mại trong bán lẻ,... để vừa có thể quản lý việc mở rộng hệ thống bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài thông qua các hình thức này, vừa giúp các DN trong nước muốn huy động vốn của nhà đầu tư nước ngoài (thông qua thị trường chứng khoán) trong khi vẫn nắm quyền quản lý, kinh doanh.