Thứ 7, Ngày 26 / 07 / 2025
Trang chủ Giới thiệu Tin cổ đông Liên hệ
  English
 Giới thiệu chung
Giới thiệu intimex
Các đơn vị trực thuộc
Các công ty con & liên kết
 Thành tích đạt được
Huân chương lao động hạng hai
Huân chương lao động hạng ba
Thương Hiệu Uy Tín 2012
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt
Dịch Vụ Được Hài Lòng Nhất 2013
Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
Chứng nhận Top 100 thương hiệu mạnh về xuất nhập khẩu
Chứng nhận dịch vụ Siêu thị được người tiêu dùng bình chọn
Bằng khen hưởng ứng vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Chứng nhận "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích"
  Xem toàn bộ  
Tin tức  >>  Tin kinh tế
Các báo viết về Tài chính ngày 27/02/2012
Ngày đăng: 28/02/2012

Găm cà phê chờ giá; giá gas tăng cao; vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 1,2 tỷ USD; Hạn mức tín dụng châm ngòi cho cuộc đua lãi suất mới;...

 

Tiếp theo lệnh tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong các năm ngân sách 2011 và trước đó đối với các đơn vị hành chính-sự nghiệp, mới đây Bộ Tài chính đã đề nghị các tập đoàn và tổng công ty nhà nước phát huy vai trò chủ đạo, gương mẫu của mình, phát động phong trào thi đua tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm đến từng cán bộ, công nhân viên và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong điều hành của các đơn vị năm 2012.

Đặc biệt, không chỉ vận động suông, Bộ Tài chính đã “áp khoán” buộc các đơn vị này phải tìm mọi cách  tiết giảm 5-10% chi phí quản lý sản xuất kinh doanh ngay trong năm 2012.
 
Hiệu quả trước mắt của một cú điểm huyệt chính xác, thiết thực, và vừa mềm  mỏng vừa khá “rắn” này-như tính cách của Bộ Trưởng Tài chính Vương Đình Huệ mà nhiều người khá hâm mộ - đã được ghi nhận đầy ấn tượng. Hy vọng, với đà này kết quả sẽ đáng khích lệ hơn,bởi theo lộ trình đến hết quý I/2012, tất cả ngót 100 các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ có kế hoạch báo cáo Bộ Tài chính để Bộ tổng hợp và báo cáo với Chính phủ.

Việc cắt giảm tối thiểu từ 5-10% phí tài chính của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước là yêu cầu bắt buộc thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong năm 2012. Đồng thời, cần nhấn mạnh rằng, đây là giải pháp căn cơ và lâu dài cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.

*Chùm tin về tài chính, ngân hàng, đầu tư:

- "Vàng và dầu tiếp đà đi lên?". Tuần qua giá vàng và dầu thế giới đều đã tăng khá vững chắc. Và xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục trong tuần này khi vẫn còn nhiều yếu tố hỗ trợ giá.

Kết thúc phiên giao dịch thứ Sáu tuần qua, giá vàng giao ngay chốt ở mức 1774,6 USD/ounce, tăng gần 50 USD/ounce so với 1 tuần trước đó. Đã có thời điểm giá vàng giao ngay trong tuần đạt 1786,4 USD/ounce. Trong khi đó trên sàn COMEX, hợp đồng vàng giao tháng 4 cũng leo lên 1776,4 USD/ounce, tăng 2,9% so với đầu tuần.

Cùng lúc đó giá dầu cũng đánh dấu đợt phục hồi dài nhất kể từ tháng 1/2010. Hợp đồng tương lai dầu thô WTI (West Texas Intermediate) tại sàn New York giao tháng 4 chốt ở mức 109,77 USD/thùng, tăng 1,8%. Dầu Brent tại sàn ICE Futures Europe, London giao tháng 4 cũng leo lên 125,47 USD/thùng, đạt mức cao nhất kể từ ngày 29/4 năm ngoái.

 

Sở dĩ giá vàng và dầu cùng tiến bước là do tuần qua tình hình tại các quốc gia vùng Vịnh tiếp tục căng thẳng. Trong tuần, Iran đã từ chối tiếp đoàn thanh sát viên hạt nhân của LHQ. Cùng lúc đó tình hình kinh tế Mỹ có tín hiệu tốt lên khi niềm tin người tiêu dùng được cải thiện. Các số liệu tâm lý người tiêu dùng từ Pháp và Hàn Quốc cũng tương đối khả quan.

 

Và theo khảo sát của Kitco news, tuần này đà đi lên của giá vàng sẽ còn tiếp tục được hỗ trợ. Trong số 24 phản hồi từ các chuyên gia được khảo sát, có đến 19 người nhận định giá sẽ còn tiếp tục tăng và chỉ có 3 người nhận định ngược lại.

- "Hạn mức tín dụng châm ngòi cuộc đua lãi suất mới". Cuộc chiến giành khách càng trở lên bất tương xứng giữa ngân hàng lớn với nhà băng nhỏ hơn khi Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị giao hạn mức tăng trưởng tín dụng. Theo đó mức tăng trưởng tín dụng tối đa cho nhóm I là 17%, nhóm II là 15%, nhóm III là 8%. Riêng nhóm IV - nhóm các ngân hàng được cho là yếu kém, có nguy cơ mất an toàn, phải cơ cấu, sắp xếp lại thì không được giao hạn mức tăng trưởng tín dụng nào như 3 nhóm trên. Trước đó, khi công bố chính sách này với giới báo chí, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, sau sáu tháng, cơ quan này sẽ xem xét, điều chỉnh lại các nhóm. "Ngân hàng nào đáp ứng các tiêu chí tốt hơn ở nhóm 3 và nhóm 3 sẽ được xếp lên nhóm 1, nhóm 2", ông nói.

Một tuần qua, ngay sau khi nhận được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cụ thể, từng ngân hàng lớn ở nhóm I và một số ngân hàng nhóm II đã lên tiếng công bố chỉ tiêu tăng trưởng. Nhóm I có: VIB, Sacombank, MaritimeBank, SeaBank... Nhóm II có các ngân hàng như Nam A Bank, OCB với chỉ tiêu được giao 15%. Sự kiện này đã châm ngòi cho một cuộc đua mới các nhà băng đã tranh thủ tung ra các chính sách mới để thu hút khách hàng.

Bên cạnh những chiêu thức giữ chân khách hàng phổ biến, hàng loạt các ngân hàng lớn, nhỏ tìm cách thu hút khách hàng với nhiều ưu đãi và hỗ trợ kèm theo. Lãnh đạo một ngân hàng có quy mô nhỏ cho hay, nhà băng này đã thực hiện đúng quy định không lách trần huy động 14% của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, một số ngân hàng khác nằm trong nhóm I áp dụng mức cao hơn, thậm chí còn có nhiều ưu đãi khác dành cho người gửi. "Vì vậy bản thân chúng tôi đành phải chấp nhận nói lời tạm biệt với những món tiền lớn mà người gửi đã rút đi", vị này bộc bạch.

 "Vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 1,2 tỉ USD". Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong hai tháng đầu năm 2012, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện ước tính đạt 1 tỉ USD, bằng 91% so với cùng kỳ năm 2011.

Riêng vốn đăng ký ước đạt 1,23 tỉ USD. Trong đó có 65 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 910,9 triệu USD, bằng 45% so với cùng kỳ năm ngoái; và 25 dự án đăng ký tăng vốn đạt 320 triệu USD, bằng 48%.

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 994,29 triệu USD vốn đăng ký, bao gồm 683,77 triệu USD của 26 dự án cấp phép mới và 310,52 triệu USD vốn tăng thêm của 21 dự án. Nhật Bản dẫn đầu về số dự án cấp mới và tăng vốn, đạt hơn 1 tỉ USD.

Hải Phòng là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI với mức vốn đăng ký chiếm tới hơn 50%, ở mức 605,16 triệu USD.

Khánh Hòa, Bình Dương và Đồng Nai đều thu hút trên 100 triệu USD. Hà Nội và TP.HCM chỉ thu hút được 94,27 triệu USD và 41,87 triệu USD, lần lượt xếp thứ 5 và thứ 6.

"Găm cà phê chờ giá - Có lợi không?". Trong thời gian qua, giá cà phê trên địa bàn Tây Nguyên giảm mạnh so với đầu vụ. Vì thế, nhiều nông dân và đại lý đang găm cà phê chờ giá. Không biết giá cà phê tới đây thế nào, găm hàng liệu có lợi hay không?Ngay từ đầu vụ thu hoạch, cà phê nhân xô trên địa bàn Tây Nguyên có giá 42.000 đồng/kg nhưng hiện nay đã rớt xuống mức 39.000 đồng/kg. Giá này, sau khi trừ chi phí đầu tư thì chỉ có lời chút ít nên người dân đang găm hàng chờ giá lên mới bán. Ông Nguyễn Văn Đệ (ở xã Ea Đinh, huyện Cư M’gar, Đắc Lắc) có 5 tấn cà phê nhưng ông đã bán 2 tấn cách đây một tháng để đầu tư cho vườn cà phê, còn lại 3 tấn để chờ giá cao mới bán. “Cần tiền đầu tư tôi bán thôi, chứ bán giá 38.000 đồng/kg thì nhà nông chúng tôi chỉ có dư chút đỉnh. Những năm trước, chúng tôi thường gửi đại lý nhưng nay họ vỡ nợ nhiều quá, vì thế bây giờ tự trữ cho chắc ăn”.

Với nhiều nông dân, tự tạm trữ cà phê đồng nghĩa với việc phải tự xoay xở vốn để tái đầu tư sản xuất nên cũng rất khó khăn. “Chúng tôi biết rằng tự tạm trữ sẽ khó khăn nhưng không thể làm cách nào khác được, phải tự xoay xở lấy vốn đầu tư mà thôi. Chờ vài ba tháng giá lên cao rồi bán cũng chưa muộn, chứ bán bây giờ thì thiệt lắm vì chẳng có lời bao nhiêu”, ông Võ Công Thành (ở xã Ea Nam, huyện Ea H’leo, Đắc Lắc) trăn trở.

Trong lúc đó, một số gia đình có điều kiện còn mua thêm cà phê của những người cần bán gấp để dự trữ, chờ giá cao bán kiếm lời. Ông Dương Mạnh Tăng (chủ đại lý thu mua cà phê ở xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc) cho biết: “Mặc dù nông dân bán ra ít, nhưng chúng tôi cũng gom được kha khá rồi. Với những nhà có khoảng 3 tấn trở xuống thì họ cũng đã bán gần hết, còn những nhà có từ 7 tấn trở lên thì họ lại mua thêm trữ lại và khi nào được giá mới bán”.

- "Giá cao, gas dội hàng!". Chưa bao giờ giá gas tăng cao như hiện nay khiến người tiêu dùng đang quay lưng với mặt hàng này. Nhiều gia đình đã chuyển sang sử dụng bếp điện hoặc các loại chất đốt khác. Bằng chứng là sức tiêu thụ gas đang giảm rất mạnh, các hãng gas lớn cũng lo lắng.

Đồng loạt ế dài

Một số bà nội trợ cho biết từ khi giá gas tăng cao, gia đình họ đã chuyển sang sử dụng bếp điện. Để tiết kiệm điện, nhiều gia đình sử dụng bếp quang (còn gọi là bếp hồng ngoại), vừa sạch sẽ, an toàn lại tiết kiệm hơn dùng gas...

Do nhiều người chuyển sang sử dụng các loại chất đốt khác nên sức tiêu thụ gas đang giảm mạnh. Ông Hào, chủ một cửa hàng gas tại quận 3- TPHCM, nói mức tiêu thụ giảm mạnh từ tháng 1 khi giá gas tăng 32.000 đồng/bình, lên 382.000 - 397.000 đồng/bình 12 kg. Sang tháng 2, giá tiếp tục tăng thêm 42.000 đồng/bình đã đẩy giá bán lẻ lên 425.000 - 464.000 đồng/bình làm cho mức tiêu thụ gas giảm thê thảm, lên đến 50%. Ông Hà Đình Sang, Phó Giám đốc DNTN Đại Quang Minh (nhà phân phối gas tại TPHCM), cũng thừa nhận giá gas tăng quá cao nên mức tiêu thụ của doanh nghiệp trong tháng 2 này đã giảm thêm đến 20%- 30%.

Tình hình cũng đang diễn ra tại các doanh nghiệp (DN) đầu mối. Ông Đỗ Trung Thành, Phó Phòng Kinh doanh gas Saigon Petro, cho biết sản lượng tiêu thụ của Saigon Petro đã giảm đến 40%. Còn theo ông Lê Phúc Đại, Giám đốc Công ty CP Đại Việt (Vinagas), trong tháng 1, mức tiêu thụ của đơn vị giảm từ 10%- 15%, sang tháng 2 tiếp tục giảm thêm 20%- 30%...

 
Print   Back
Tin cùng loại
 
Nhiều doanh nghiệp lúng túng trên các kênh phân phối (30/08/2013)
CPI tháng 8 tăng đột biến: Kinh tế vĩ mô vẫn bất ổn (26/08/2013)
Dịch vụ y tế đẩy CPI cả nước tăng cao (26/08/2013)
Năm gợi ý kinh doanh khôn ngoan (21/08/2013)
Giảm thuế cho nhiều loại hình DN (21/08/2013)
Bắt đầu thiết lập mặt bằng giá mới (21/08/2013)
Quan ngại lãi suất trung hạn (21/08/2013)
Kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô (21/08/2013)
Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất (19/08/2013)
Tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ chịu mức thuế 1,15-7,88% (14/08/2013)
 


 Siêu thị Intimex
Hà Nội
Hưng Yên
Hải Dương
Hải Phòng
Nghệ An
Đà Nẵng
Website Tao Aomori
Địa chỉ công ty
 Văn bản pháp quy
 Tỷ giá
  
Cập nhật ng y: 26/07/2025
 Hỗ trợ trực tuyến
    Phòng CNTT
   
   
  04.39412571
 Thông báo
  +   Lịch họp
 Tuyển dụng
  +   Tin tuyển dụng
  +   Nộp hồ sơ ứng tuyển
 Tin tra cứu
 Tìm kiếm
 
  Tin tức
  Sản phẩm
 
 Thống kê truy cập
  Online: 89
  Visited: 40542479
 
Trang chủ Giới thiệu Tin tức - sự kiện | Liên hệ | Webmail
 

CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM
96 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện Thoại: 04 3 9423529 Fax: 04 3 9424250
E-mail: intimex@hn.vnn.vn
Website: http://www.intimexco.com