Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng: Giảm phát là 3 tháng liên tiếp CPI giảm và mức giảm rõ rệt. Nếu nhìn về mặt lý thuyết thì rõ ràng đây là tháng thứ 3, CPI cả nước giảm liên tiếp. Do đó tôi khẳng định sức mua hiện đang rất kém: “Mức giảm mạnh chứng tỏ nền kinh tế trì trệ, vòng quay của đồng tiền giảm, không có đầu tư và ảnh hưởng mạnh đến đời sống nhân dân”.
|
Nền kinh tế trì trệ do sức mua kém, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
|
Còn TS Nguyễn Đức Độ-Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính cũng cho rằng, từ tháng 6 trở đi, lạm phát so với cùng kỳ năm trước sẽ giảm liên tục và giảm mạnh dần trong các tháng cuối năm. Theo TS Độ, sức mua đang giảm bất chấp cung tiền tăng và lãi suất có xu hướng giảm. Những lo ngại nền kinh tế giảm phát không phải là không có cơ sở.
Chỉ số bán lẻ từ đầu năm cho thấy rõ tiêu dùng thấp; tín dụng tăng thấp, giải ngân vốn ngân sách thấp. Hội tụ?các yếu tố này dẫn đến CPI tăng thấp, phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế.
Ông Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch UB Giám sát tài chính quốc gia
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong lại cho rằng: Có thể không xảy ra giảm phát nhưng tốc độ tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế không lạc quan. Năng suất lao động thấp và công nghệ lạc hậu cộng với thâm hụt ngân sách cao triền miên và nợ công tăng nhanh đang là các trở lực đối với nền kinh tế.?
Chỉ số CPI giảm, thậm chí chỉ là “đứng yên” trong một vài tháng không phải do chất lượng, do năng suất, mà ngược lại, do sản xuất đình đốn, hàng tồn kho lớn, hàng nước ngoài tràn vào chèn ép hàng nội, vì vậy, theo TS Lê Đăng Doanh, các biện pháp cần làm thì Chính phủ đã có chủ trương, chính sách hết rồi. Quan trọng nhất hiện tại là phải xử lý nợ xấu và hàng tồn kho. Muốn vậy phải kích thích nhu cầu của người dân bằng cách giảm thuế cho doanh nghiệp hoạt động được.