Trong đó, riêng sắn chiếm 68% tỷ trọng, với 857,2 nghìn tấn trong 3 tháng đầu năm với trị giá 208,3 triệu USD, giảm 2,2% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2011. Tính riêng tháng 3/2012, cả nước đã xuất khẩu 435,4 nghìn tấn sắn, trị giá 100,6 triệu USD, tăng 78,1% về lượng và 64,4% về trị giá so với tháng liền kề trước đó.
Quí I/2012 Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Đài Loan, Malaixia, Nhật Bản và Nga. Trong đó Trung Quốc là thị trường có kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất, đạt 319,4 triệu USD với 1,1 triệu tấn sắn và sản phẩm chiếm 88,3% tỷ trọng, tăng 1,6% về lượng nhưng giảm 11,15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011. Tính riêng tháng 3, Việt Nam đã xuất khẩu 557,9 nghìn tấn sắn sang Trung Quốc, trị giá 153,6 triệu USD, tăng cả về lượng và trị giá so với tháng liền kề trước đó, tăng lần lượt 68,35% và 53,84%.
Thị trường đứng thứ hai sau Trung Quốc là Hàn Quốc với lượng xuất trong 3 tháng đầu năm nay là 58,4 nghìn tấn, trị giá 15,5 triệu USD, tăng 294,82% về lượng và tăng 238,88% về trị giá so với 3 tháng năm 2011.
Đáng chú ý, tuy xuất khẩu sắn và sản phẩm sang thị trường Malaixia trong 3 tháng đầu năm chỉ đạt trên 8 nghìn tấn, trị giá 3,3 triệu USD, nhưng lại có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 801,91% về lượng và tăng 560,54% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn quí I/2012
ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)
(Nguồn: TCHQ)
Cả chục triệu tấn sắn được người nông dân sản xuất mỗi năm. Một phần lớn được xuất sang Trung Quốc, Hàn Quốc... với giá rất rẻ. Chủ trương đã có, tiềm năng lớn nhưng việc sản xuất và kinh doanh xăng sinh học dường như chưa được phát triển đúng mức.
Theo "Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025" của Chính phủ, Việt Nam sẽ phát triển nhiên liệu sinh học thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Đến năm 2010, xây dựng và phát triển được các mô hình sản xuất thử nghiệm và sử dụng nhiên liệu sinh học quy mô 100 nghìn tấn E5 và 50 nghìn tấn B5/năm, bảo đảm đáp ứng 0,4% nhu cầu xăng dầu của cả nước (chỉ tiêu này là 1% đến năm 2015). Đến năm 2025, sản lượng ethanol và dầu sinh học phấn đấu đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước.
Còn theo dự báo về nhu cầu nhiên liệu sinh học đến năm 2025 (dựa trên giả định tăng trưởng tiêu thụ xăng, dầu là 8,5%/năm với tỷ lệ pha ethanol bắt buộc là 5% trong giai đoạn 2012-2014 và 10% cho giai đoạn 2015-2025), năm 2012 nhu cầu ethanol là 300 triệu lít, đến năm 2015 là 457 triệu lít, và năm 2025 là 1 tỷ lít.
Việc sản xuất xăng sinh học đang góp phần giúp nhiều hộ nông dân nghèo ở các vùng xa xôi hẻo lánh có thu nhập, thoát nghèo nhưng hiện tại mới chỉ triển khai được ở một số địa phương tại Bình Phước, Phú Thọ, Quãng Ngãi với quy mô nhỏ lẻ và thiếu tính chuyên nghiệp hóa.
Hiện tại, một lượng lớn sắn lát khô sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và bán cho các nhà máy sản xuất bột ngọt trong nước. Việc xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài. Còn bán cho các nhà máy bột ngọt thì phụ thuộc vào các đầu mối thu mua do vậy giá cả không được đảm bảo, thậm chí nhiều khi còn không thể tiêu thụ được nông sản.
Với những cam kết mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (đưa ra như hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật canh tác và thu mua ổn định thì những khó khăn nhất đối với người nông dân trồng cây sắn đã được giải quyết.
Hiện tượng năng suất giảm do đất bạc màu nhanh khi trồng sắn cũng được PVN cam kết hỗ trợ để đảm nguồn nguyên liệu sắn lát đầu vào sản xuất ethanol. Theo đó, PVN sẽ áp dụng quy trình kỹ thuật trồng sắn đảm bảo đạt năng suất cao và bền vững từ khâu chuẩn bị đất, giống, thời vụ, cách trồng, chăm bón, trồng xen và luân canh đến thu hoạch và bảo quản. Việc áp dụng quy trình kỹ thuật này sẽ giúp đất phục hồi dinh dưỡng sau mỗi vụ thu hoạch và đảm bảo sản lượng cho mùa tiếp theo.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia đang lo ngại, việc sản xuất xăng sinh học vẫn đang ở giai đoạn bắt đầu, nhiều khâu còn mang tính thủ công, chưa có quy trình, quy định cụ thể. Việc sản xuất và phân phối xăng ethanol cũng chưa có quy định rõ ràng vì thực tế, đặc tính xăng ethanol khác với xăng truyền thống. Trong trường hợp tăng tỷ lệ ethanol trong xăng để tăng giá trị bảo vệ môi trường thì nhất thiết phải có có tiêu chuẩn riêng dành cho hệ thống pha chế, tồn trữ, vận chuyển, phân phối và sử dụng.